Cây bầu đất tím
- Nghiên Cứu Khoa Học
- 13-10-2019 16:24
- ahrd
Đặc điểm thực vật
Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour) Merr, Họ Cúc – Asteraceae.
Tên gọi khác: Kim thất, rau bầu đất, dây chua lè, rau lúi, đái dầm, thiên hắc địa hồng
Cây bầu đất là loại cỏ bò trườn, có thân nhẵn, nhiều cành, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, nhẵn, dày, mọng nước. Lá bầu đất có cuống ngắn, nhọn ở đầu, mép răng cưa không đều. Mặt trên xanh thẫm đen, mặt dưới có màu đỏ tím. Có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc bắc. Cụm hoa màu vàng cam, hình đầu, thường mọc ở kẽ lá và đầu cành. Quả bế, có hình trụ, mang một mào lông màu trắng ở trên đỉnh. Cây bầu đất thường ra hoa và kết trái vào mùa xuân hè.
Công dụng của cây bầu đất tím
Theo y học cổ truyền, cây bầu đấy có vị cay ngọt thơm, tính bình. Cây có công dụng tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, lợi tiểu, thanh nhiệt giải đọc và chỉ khái rất tốt. Thường được dùng để chữa trị các bệnh như: Viêm họng, ho gió, ho khan hoặc ho có đờm. Vết bầm tím do va đập, vết thương chảy máu. Chữa đái dầm, đái rắt, đái buốt. Táo bón, kiết lỵ, mất ngủ
Tromg cây bầu đất có chứa hoạt chất Gynura procumbens, có tác dụng chống viêm nhiễm, đau nhức, chống mỡ máu, kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, cây bầu đất tím còn chứa nhiều vitamin C, protein, caroten, gluxit, chất xơ, nước và tro.
Cây bầu đất tím
Cách chế biến cây bầu đất tím
Cây thường mọc hoang hoặc được trồng dùng làm rau ăn và thuốc chữa bệnh. Ngọn non được dùng để chế biến món ăn như luộc, nấu canh, xào hoặc trộn dầu giấm. Khi dùng làm thuốc chữa bệnh thường được sử dụng cả cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.